Quy trình làm bánh trung thu đơn giản, đạt chuẩn chất lượng

Bánh Trung Thu là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam, thường được làm và thưởng thức vào dịp Tết Trung Thu, một lễ hội lớn diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Bánh Trung Thu có hình dạng thường là hình tròn hoặc hình vuông, tượng trưng cho sự tròn đầy và viên mãn, và thường được nhồi với nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, hạt sen, hoặc thịt heo, cùng với lớp vỏ bánh dày và có thể được phủ lớp lòng đỏ trứng muối.

Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được người Việt Nam tiếp nhận và biến tấu để phù hợp với văn hóa và sở thích địa phương. Theo truyền thuyết, bánh Trung Thu được liên kết với lễ hội Trung Thu, một dịp để gia đình quây quần bên nhau và tôn vinh mặt trăng.

Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc
Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc

Trong văn hóa Trung Quốc, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ việc tôn vinh mặt trăng và mùa thu. Có nhiều câu chuyện và truyền thuyết liên quan đến Tết Trung Thu, trong đó có câu chuyện về Hằng Nga, người phụ nữ sống trên mặt trăng. Bánh Trung Thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong lễ hội này, với các hình dạng và nhân bánh khác nhau tùy thuộc vào vùng miền.

Khi bánh Trung Thu du nhập vào Việt Nam, nó đã được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị và thói quen ẩm thực của người Việt. Ngày nay, bánh Trung Thu không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là món quà ý nghĩa để tặng nhau trong dịp lễ, thể hiện sự tôn trọng và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè.

bánh Trung Thu không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là món quà ý nghĩa
bánh Trung Thu không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là món quà ý nghĩa

Khám phá quy trình sản xuất bánh trung thu

Cùng Khám phá quy trình làm bánh trung thu với 2 loại nhân phổ biến là nhân đậu xanh và nhân thập cẩm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bánh trung thu với 2 loại nhân này, giúp bạn tự tay chuẩn bị những chiếc bánh trung thu ngon tại nhà.

Nguyên liệu làm vỏ bánh

Để có được lớp vỏ bánh ngoài ngon đẹp mắt cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản như sau:

  • Nước đường: Công dụng của nước đường tạo màu đẹp hơn cho lớp vỏ ngoài, người dùng có thể tự làm ra hoặc mua nước đường đã được làm sẵn tại nhiều cửa hàng bán đồ làm bánh. Như vậy có thể tiện hơn và bớt đi một công đoạn trong công tác làm bánh.
  • nước tro tàu: Cũng có công dụng giúp tạo màu cho bánh hấp dẫn hơn và giúp bánh mềm hơn không bị khô sau khi nướng bánh.
  • Bột làm bánh ( bột mì đa dụng, bột bánh trung thu trộn sẵn): Bột làm bánh có nhiều loại bột khác nhau có thể sử dụng. Có thể sử dụng bột mì bột, bột mì dễ mua nhất và thường được bày bán nhiều ở các siêu thị tạp hóa. Nhưng người dùng có thể lựa chọn bột làm bánh trung thu để dễ dàng hơn trong việc trộn bột
  • Nước đường làm bánh, trứng gà,…
  • Khuôn làm bánh: Dùng để tạo hình cho bánh trở nên đẹp mắt hơn. Người có nhiều loại khuôn bánh trung thu như khuôn lò xo, khuôn nhựa cứng, khuôn nhựa dẻo và khuôn gỗ với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau cho người dùng lựa chọn.
Nguyên liệu làm vỏ bánh
Nguyên liệu làm vỏ bánh

Nguyên liệu làm nhân đậu xanh, nhân thập cẩm

Để có thể làm làm được bánh trung thu nhân đậu xanh, hay bánh trung thu nhân thập cẩm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

Nhân đậu xanh:

  • 200g đậu xanh bỏ vỏ
  • 30g bột bánh dẻo
  • 150g đường trắng
  • 50g dầu ăn
  • 5-10 quả trứng muối.

Nhân thập cẩm:

  • 100g mứt bí
  • 100g mứt chanh đỏ
  • 10og mứt gừng
  • 100g mè trắng
  • 100g hạt dưa
  • 100g hạt điều
  • 100g bột bánh dẻo
  • 200g ức gà
  • 150g mỡ lợn
  • 100g lạp xưởng
  • 50g nước đường
  • 100g mạch nha
  • 2 quả trứng vịt
  • 10 quả trứng vịt muối.

Gia vị :

  • Nửa muỗng cà phê muối
  • 1 phần 4 cà phê hạng nem
  • 1 củ gừng, 5 lá chanh
  • 100g đương đường trắng
  • 3 thìa canh dầu mè.

quy trinh banh trung thu 05

Bạn có thể gia giảm nguyên liệu theo nhu cầu sử dụng của bạn nếu cảm thấy nhiều.

Cách làm bánh trung thu

Bước 1: Làm vỏ bánh

  • Bạn cần chuẩn bị nước đường nếu bạn không mua sẵn thì hãy làm theo công thức 1kg đường trắng 500-600ml nước lọc đun sôi nhỏ lửa cho tang đường và không được khuấy, cho nửa quả chanh và đun đến khi nước đường hơi vàng.
  • Công thức cho bánh nhân đậu xanh: Trước tiên trộn đều hỗn hợp 210g nước đường, 2 lòng đỏ trứng, 15g bơ đậu phộng, 5g mật ong và 40g dầu sau đó cho hỗn hợp nghỉ trong 2 tiếng. Sau 2 tiếng cho từng ít bột làm bánh vào trong hỗn hợp cho đến khi hết 300g bột. Và trộn đều mịn và dẻo quánh lại sau đó để bột nghỉ 30 phút.
  • Công thức cho bánh thập cẩm: Chuẩn bị 400g bột, trộn 300g bột mì hoặc bột làm bánh trung thu, 250g nước đường, 50g dầu ăn và 1 lòng đỏ trứng gà và trộn đều, sau đó tiếp tục cho 100g bột còn lại vào và trộn đều bột.
Làm vỏ bánh trung thu
Làm vỏ bánh trung thu

Bước 2: Làm nhân

Nếu như trước kia, nhân bánh trung thu chỉ có nhân đậu xanh và nhân thập cẩm, thì ngày nay đa dạng hơn thế. Bạn có thể tìm thấy vô vàng loại nhân ở các cửa hàng bán bánh như: nhân ngọt (đậu đỏ, hạt sen, cốm,…), nhân gà quay, nhân bào ngư, nhân trứng muối, thậm chí nhân kem,…. Và hiển nhiên mỗi loại nhân khác nhau sẽ có cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, cách làm nhân của 2 loại bánh điển hình nhất:

  • Bánh nhân đậu xanh:
    • Trước tiên người dùng ngâm đậu xanh từ 4-5 tiếng để đậu mềm và rửa sạch. Sau khi ngâm đậu xong chúng ta luộc chín đậu. Đậu phải chín kỹ để tránh tình trạng đậu bị sượng khi ăn say khi đậu chính cho vào cối xay nhiễn.
    • Sau đó sên đậu trên lửa vừa để nhân không bị tách nước và bị khô. Trong quá trình sên cho 150g đường nửa muỗng cà phê muối.
    • Hòa tan 30g bột dẻo cho từ từ vào đậu xanh đang sên và thêm 50g dầu ăn. Tiếp sên đến khi nhân ráo dẻo mịn lại trong quá trình sên bạn có thể có thêm một ít vanilla hoặc dầu dừa để nhân bánh thơm hơn.
  • Bánh nhân thập cẩm:
    • Xử lý trứng muối: ngâm lòng đỏ trứng muối trong rượu và gừng 15 phút rồi vớt ra, sau đó thoa đều lòng đỏ trứng với 1 thìa dầu mè và đường trắng sau đó nướng chín trong khoảng 30 phút.
    • Làm mỡ đường: Rửa sạch mỡ lợn, chần qua nước sôi vớt ra và để ráo sau đó cắt thành hạt lựu. Sau khi cắt hạt lựu người dùng tẩm đường trắng rồi đem đi phơi đến khi trong lại. Người dùng có thể mua ở ngoài.
    • Làm ruốc gà: Lựa chọn ức gà rửa sạch, để ráo cắt nhỏ và ướp với nửa muỗng muối, 1 phần 4 muỗng hạt nêm trong 15 phút, sau đó nướng với nhiệt độ 150 độc C trong 45 phút. Để nguội xé nhỏ và rang đến kho phần thịt khô lại. Người dùng có thể mua ở ngoài.
    • Các loại hạt tiếng hành rang khô tới khi chín vàng, lá chanh cắt thành sợi nhỏ, lạp xưởng nướng trong 15 phút.

Bước 3: Cho nhân vào vỏ và ép khuôn bánh

Sau khi làm hoàn tất công việc chuẩn bị vỏ bánh và nhân bạn chia vỏ bánh và nhân bánh thành các phần bột bằng nhau. Cho trứng muối vào nhân bánh và vo tròn nhân bánh và tiếp tục cho nhân bánh vào vỏ bánh và tiếp tục vo tròn cẩn thận bánh sau đó bỏ vào khuôn ép thành hình theo hình thù mà bạn mong muốn.

quy trinh banh trung thu 06
Cho nhân vào vỏ và ép khuôn bánh

Bước 4: Nướng bánh

  • Trước khi cho bánh vào lò nướng, bạn cần làm cho lò nướng nóng trong khoảng 15 phút trước sau đó cho bánh vào trong nướng bánh trong 15 phút với mức nhiệt 180 độ.
  • Trong quá trình nướng bánh đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà và phết lên trên bánh trong lần nướng tiếp theo. Nướng bánh lần tiếp theo trong 10 phút và mức nhiệt 200 độ.
  • Sau đó đợi bánh nguội và bảo quản bánh. Nên sử dụng bánh trong vòng 5 ngày.

quy trinh banh trung thu 08

==>> Tham khảo dây chuyền sản xuất bánh trung thu nếu bạn đang có nhu cầu sản xuất số lượng lớn.

Hướng dẫn bảo quản bánh trung thu

Bảo quản bánh trung thu đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hương vị của bánh trong suốt thời gian sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn để bảo quản bánh trung thu:

Lựa chọn nơi bảo quản

  • Nơi khô ráo, thoáng mát: Bánh trung thu cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
  • Nhiệt độ thích hợp: Bảo quản ở nhiệt độ phòng (khoảng 25-30°C). Nếu nhiệt độ môi trường quá cao, có thể gây hỏng bánh hoặc làm chảy phần nhân bánh.

Bảo quản trong hộp kín

  • Sử dụng túi hút chân không hoặc hộp kín: Bánh trung thu sau khi mua về nên được bảo quản trong túi hút chân không hoặc hộp kín để tránh bị tiếp xúc với không khí, hạn chế việc bánh bị khô cứng hoặc hấp thu mùi từ môi trường xung quanh.

Bảo quản trong tủ lạnh

  • Bánh trung thu nhân thập cẩm: Loại bánh này thường có hạn sử dụng ngắn hơn các loại bánh khác. Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Trước khi ăn, bạn có thể lấy bánh ra ngoài để ở nhiệt độ phòng từ 30 phút đến 1 giờ cho bánh mềm lại.
  • Bánh trung thu dẻo và nhân ngọt: Loại bánh này không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu muốn bánh để được lâu hơn, có thể bảo quản trong ngăn mát nhưng cần để ở nhiệt độ phòng trước khi ăn.

Một số lỗi cần tránh khi làm bánh trung thu

Khi làm bánh trung thu, có một số lỗi phổ biến cần tránh để đảm bảo bánh đạt chất lượng tốt nhất. Dưới đây là những lỗi thường gặp và cách khắc phục:

Nhân bánh bị chảy dầu:

  • Nguyên nhân: Nhân bánh có quá nhiều dầu hoặc khi sên nhân không đạt độ khô cần thiết.
  • Cách khắc phục: Kiểm soát lượng dầu khi sên nhân và sên nhân kỹ hơn để đảm bảo nhân không bị chảy dầu.

Vỏ bánh bị nứt:

  • Nguyên nhân: Vỏ bánh quá khô do lượng nước trong bột không đủ hoặc do bánh bị nướng quá lâu.
  • Cách khắc phục: Đảm bảo tỉ lệ nước đúng khi trộn bột, kiểm soát thời gian và nhiệt độ nướng bánh.

Bánh bị méo hoặc mất form khi nướng:

  • Nguyên nhân: Bột quá mềm, không đủ độ kết dính, hoặc khuôn không được ép chặt.
  • Cách khắc phục: Kiểm soát độ dày của vỏ bánh, sử dụng khuôn bánh chất lượng và đảm bảo ép bánh đủ chặt.

Màu sắc không đều hoặc bánh bị cháy:

  • Nguyên nhân: Nhiệt độ lò không đều hoặc lò quá nóng, bánh đặt không đúng vị trí trong lò.
  • Cách khắc phục: Sử dụng lò nướng có chế độ nhiệt đều, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh vị trí bánh trong lò.

Bánh bị sống bên trong:

  • Nguyên nhân: Thời gian nướng không đủ hoặc nhiệt độ lò quá thấp.
  • Cách khắc phục: Tăng thời gian nướng hoặc điều chỉnh nhiệt độ lò phù hợp, đảm bảo bánh chín đều từ ngoài vào trong.

Bánh bị khô sau khi để nguội:

  • Nguyên nhân: Bánh bị nướng quá kỹ hoặc không bảo quản đúng cách sau khi nướng.
  • Cách khắc phục: Nướng bánh vừa đủ thời gian, bảo quản bánh trong hộp kín hoặc túi nylon để giữ ẩm.

Vỏ bánh quá dày hoặc quá mỏng:

  • Nguyên nhân: Kỹ thuật cán bột không đồng đều hoặc không kiểm soát tốt lượng bột.
  • Cách khắc phục: Cán bột đều tay, cân nhắc tỉ lệ vỏ và nhân để bánh có độ dày vỏ hợp lý.

Tránh những lỗi trên sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh trung thu thơm ngon, đẹp mắt và có chất lượng cao.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có đầy đủ kiến thức để tự tin vào bếp làm bánh Trung thu. Hãy cùng gia đình và bạn bè trải nghiệm niềm vui khi tự tay làm nên những chiếc bánh thơm ngon, ý nghĩa. Và đừng quên chia sẻ thành quả của bạn với chúng tôi nhé! Chúc bạn thành công!

 

Chúng tôi với phương châm “ Mang đến sự hài lòng cho khách hàng”. Quý khách hãy yên tâm với chế độ hậu mãi cũng như dịch vụ bảo hành mà Công Nghệ Tự Động Hóa Thiên Phú cung cấp.

Hãy nhấc máy lên gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline: 0939.789.588 – 0988.639.666 để được tư vấn trực tiếp nhé.

CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA THIÊN PHÚ

🏠 Địa Chỉ : Số 51 DM6-DM8 làng nghề Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

☎ Hotline : 0939.789.588 - 0988.639.666

☎ Ms Thu Phương : 0968 326 733 - 0961 328 211

📧 E-mail : congnghetudonghoa.jsc@gmail.com

🌍 Website : www.congnghetudonghoa.com

☘️ Link googlemap : goo.gl/maps/YX83ATstkh7iguoVA

🎬 Fanpage : www.facebook.com/congnghetudonghoathienphu

🎬 Youtube : www.youtube.com/channel/UCObMsW7wpxMCFirwmpX7VFA/